Quy tắc sáng tác lời cho một bản nhạc

Quy tắc sáng tác lời cho một bản nhạc

1. Một cấu trúc thiết yếu của ca từ
Phải làm sao cho ca từ chứa đựng:
Một ý tưởng đặc sắc, không vay mượn
– Về “người thật việc thật”, trong hoàn cảnh có thể tin được,
– Trình bày rõ nét một thái độ hay một xúc cảm mà thôi,
– Đủ kha khá nội dung để có thể viết thành nhạc,
– Dung hòa với lối suy nghĩ của quảng đại quần chúng,
– Viết sao cho người nghe thông cảm được với người hát,
– Viết sao cho hàng triệu người cứ muốn nghe đi nghe lại hoài.

Một cái tựa đáng nhớ
– Nghe một lần là nhớ tên bài liền,
– Tóm tắt được tinh thần của bản nhạc,
– Độc nhất vô nhị (đừng trùng tên với bài của người khác).

Lôi cuốn ngay từ đầu
– Lôi kéo người nghe vào bài nhạc,
– Thiết lập không gian, thời gian, hoàn cảnh, nhân vật chính chỉ trong vài câu đầu.

Một sự phát triển hợp lý
– Trình bày các yếu tố trong bài nhạc theo một thứ tự hợp lý,
– Phát triển một ý tưởng từ điều này, sang điều khác, để đi đến một cái gì đó rõ rệt,
– Phải có kết luận cho bài, dù nói rõ ra hay không.

Thể loại nhạc phù hợp
– Bổ sung và thăng hoa mục đích của nhạc phẩm,
– Chuyển tải thành công những kỹ xảo mình mong muốn.

2. Ba loại cốt truyện

Có ba loại cốt truyện của một bài nhạc với độ phức tạp khác nhau:

1. Thái độ: viết về một tình cảm hoặc một thái độ.

2. Tình huống: trong đó thái độ hay tình cảm được lồng vào trong một tình huống làm nó phức tạp thêm.

3. Đầy đủ câu chuyện: trong đó các sự kiện được diễn tiến mạch lạc, có lúc khởi đầu, diễn tiến, và chung cuộc.

Người viết nhạc phải miêu tả được cốt truyện của bài hát mà mịnh định sáng tác

Người viết nhạc phải miêu tả được cốt truyện của bài hát mà mịnh định sáng tác

3. Các kỹ thuật chính để phát triển một bài nhạc

– Tạo một chuỗi sự kiện có chủ đích : tường thuật các chi tiết theo thứ tự gia tăng của sự quan trọng của chúng.

– Báo trước : khơi gợi một cốt truyện hấp dẫn trước khi sự kiện sẽ xảy ra.

– Tạo một hình tượng : sắp xếp các hình ảnh sao cho chúng tạo nên một khung cảnh nhất định, theo ý tác giả.

– Trở về chủ đề  : đem về cuối câu những chữ chính, câu chính, dòng hay đoạn chính đã dùng trước ở phần đầu của đoạn nhạc.

– Tạo mâu thuẫn : tạo cho người hát có tâm trạng lạc lõng với các tâm trạng nội tại cũng như ngoại cảnh. 

– Tạo căng thẳng có tính cách châm biếm, chõi  : tương phản những điều dường như, hay đã thường xảy ra trong quá khứ để tương phản một cách mỉa mai với hiện tại. 

– Tạo ngạc nhiên : tạo cho người nghe sự ngạc nhiên ở phần cuối đoạn bằng cách dùng các kỹ thuật như “khám phá”, “làm méo đi (ý nghĩa thường)”, hay “quay vòng lại khởi thủy”.

– Chơi chữ : khai thác một câu hay chữ có nhiều nghĩa. (thí dụ như on the other hand, cả thành ngữ nghĩa là “mặt khác” nhưng chữ hand cũng là bàn tay, có thể dùng cho một nghĩa khác, cụ thể hơn, như đếm từng ngón tay, v.v. 

– Tạo cảnh trí : tạo ra các bức tranh vẽ phác, tượng trưng nhằm biểu tượng hóa ý nghĩa bài hát.

– Tạo cốt truyện như là một câu hỏi : tạo ra một câu hỏi (chưa có câu trả lời) trong phiên khúc đầu, cho tới phiên khúc cuối mới biết lời giải.

– Tạo một đối thoại có tính tranh luận  : dùng một cặp ca sĩ hát đôi để kịch hóa giữa những ý tưởng chọi nhau. 

4. Sườn cốt truyện

Bốn thành tố chính của một cốt truyện bao gồm góc nhìn, suy tư (giọng), thời gian, và khung cảnh – quyện vào nhau để tạo nên xương sống của cốt truyện. Mỗi thành tố phải thật rõ ràng và xuyên suốt để tạo cho giai điệu một cái cột xương sống vững chãi.

5. Khái quát về vần điệu 

Vần điệu: định nghĩa: hai hay ba từ (hoặc cụm từ) được coi là có vần với nhau khi trong mỗi từ chứa một nguyên âm cuối  và phụ âm cuối giống nhau, trong khi phụ âm trước âm cuối thì khác với phụ âm của âm cuối. Có ba loại vần: hoàn toàn – với dấu trọng âm chính, hoàn toàn – với dấu trọng âm phụ, và gần như hoàn toàn.

6. Mười Nguyên Tắc Chính Để Viết Lời Nhạc 

 1. Đơn giản: giữ sao cho chỉ có một ý tưởng chính thôi, dẹp bỏ hết các chuyện phụ. Ta có thể tóm tắt được cốt chuyện của một bản nhạc viết giỏi chỉ trong một câu ngắn.

 2. Sáng sủa: dùng những đại từ chỉ định để chỉ ra ai đang kể chuyện hay suy nghĩ những gì. Với những đại từ như anh ấy, cô ta, họ, hoặc nó, phải kê ra rõ ràng chúng ám chỉ ai. Nếu cốt chuyện thay đổi không gian, thời gian, hay góc nhìn, phải viết xuống thành lời để diễn tả sự thay đổi này.

3. Cô đọng: mỗi chữ trong bài đều phải có mục đích. Dẹp bỏ các từ sáo rỗng (rất, chỉ) các trợ động từ như chậm đi, buồn hơn hay những từ không cần thiết (mặt trời mọc buổi sáng)

4. Nhấn mạnh: dùng những chữ ngắn, chỉ có một âm. Để những chữ quan trọng vào cuối câu. Nên dùng những động từ thể chủ động chứ không ở thể bị động: viết “nụ hôn của em làm anh bị lừa” chứ không viết “anh bị lừa bởi nụ hôn của em”

5. Nhất quán: dùng tinh thần diễn đạt và văn phong như nhau từ đầu đến cuối bài. Dùng những chữ chính của đề tài như chữ “mưa” lúc nào cũng là “mưa” như mưa rơi thật, hay là luôn dùng như là một hình tượng (mưa  = phiền muộn), đừng cho nghĩa này chạy qua nghĩa kia trong cùng bài nhạc. Luôn để lời nhạc có một nghĩa em (hay anh). Thí dụ như rtong bài Moon River, thì con sông là nghĩa “em” xuyên suốt bài hát.

6. Chặt chẽ, mạch lạc: mỗi phản ứng đều phải có lý do xảy ra trước đó. Giữ một trình tự thời gian hợp lý xuyên suốt bài hát: sáng-trưa-tối, cũng như một tình cảm tăng dần hay giảm dần hợp lý, thí dụ như “mỗi phút trong một giờ, mỗi giờ trong một ngày, mỗi ngày của một tuần”

7. Rõ rệt, đặc trưng: chọn một thứ đặc trưng như quả táo so với chung chung như trái cây; rõ rệt (những đóa hồng anh mang đến) thay vì trừu tượng (những điều nho nhỏ anh làm). Bày tỏ tình cảm rõ rệt bằng hành động thay vì kể về nó. Thí dụ như thay vì nó về một tình cảm là e thẹn, bẽn lẽn (shy), ta nên viết rằng “bỗng dưng em thích nhìn đôi giày em” (You take a sudden interest in your shoes.)

8. Lặp lại: để thỏa mãn nhu cầu của người nghe là họ cần ghi nhận lại những gì quen thuộc, lặp đi lặp lại các chữ hay câu quan trọng để nhấn mạnh chủ đề – nhất là nên lặp đi rồi lại lặp lại tựa bài. 

9. Đồng nhất: trưng bày các phần tử của bài dựa theo sự quan trọng của các phần tử đó. Đặt các phần tử này vào trong không gian, thời gian, và hành động sao cho chúng hài hòa như một vật thể chung, nhằm tạo ra một ấn tượng nhất định.  

10. Cảm giác thành thật: viết về nhữngi ình huống hay tình cảm bạn hiểu được. Không gì thay thế được tính chân thật: phải chân thật mới làm người ta tin được.

7. Các quyết định chính phải làm 

Chọn giới tính: những tình cảm biểu lộ trong bài nhạc thuộc về phái nam hay phái nữ? Với một số đề tài thì việc chọn giới tính rất quan trọng (như kiểu “đêm nay ai đưa ANH về” nghe không lọt tai chút nào – hoctro.) Tất nhiên sẽ có những lời nhạc mà phái nào dùng cũng được. Nên chú tâm vào chuyện này trước khi viết lời.

Chọn góc nhìn (quan điểm): nhạc sẽ dùng ngôi thứ nhất và chú tâm vào chữ “tôi”? dùng ngôi thứ hai với chú tâm vào “em” hay “anh”? Hay sẽ dùng ngôi thứ ba, nhấn mạnh vào “anh ta”, “cô ấy”, hay “họ”? Nếu lời nhạc thay đổi ngôi trong bài (điều hiếm khi xảy ra), nhớ phải làm rõ cũng như có chủ đích rõ rệt tại sao phải làm vậy.

 Chọn giọng văn: người ca sĩ sẽ độc thoại (suy nghĩ và nói với chính mình) hay đối thoại (nói với người khác)? Nếu độc thoại thì ca sĩ có thể sẽ 1)ngồi một mình và suy nghĩ, 2)hay có người khác ngồi bên cạnh và suy nghĩ, hay 3)nói về một người vắng mặt, về nơi chốn nay một điều gì đó, và 4)nói về cái “tôi”, cái bản ngã của chính mình. Nếu đối thoại thì nghĩa là lời bài nhạc sẽ là cuộc nói chuyện với người thứ hai đang có mặt. Phải lưu ý chọn giọng văn và giữ trọn bài như vậy.

Chọn thời gian: các hành động trong bài có 1) diễn ra trong một thời điểm không xác định, hay 2)hiện tại – một vấn đề đang diễn ra, một tình cảm thường xuyên nghĩ đến, hay là 3) một khoảnh khắc xảy ra chỉ một lần trong hiện tại, hay 4) quá khứ, 5)  một quá khứ nhưng dùng động từ ở thể hiện tại, 6) tương lai? Phải chọn một thứ thôi và luôn xem chừng, nếu đổi từ quá khứ sang hiện tại thì phải viết xuống thành lời.

Chọn khung cảnh: ca sĩ độc thoại hay đối thoại ở đâu? trong quán ăn, phòng ngủ, hay trong phòng họp ở công sở? Ngay cả khi lời nhạc không viết xuống là khung cảnh ở đâu, là người soạn lời bạn phải nắm rõ điều này. Khi khung cảnh thay đổi thì phải viết xuống rõ ràng.

Chọn lối diễn đạt: thái độ của ca sĩ về các sự kiện xảy ra trong bài: bâng khuâng, nuối tiếc, thù hận, biết ơn, v.v.) Quan trọng nhất là phải diễn đạt một cách nhất quán, giữ một thái độ xuên suốt bài hát.

Chọn từ vựng: nhân vật trong bài có học thức hay không? hay chỉ khôn vặt nhờ giao tiếp ngoài xã hội? là nhà thơ? Nắm rõ tính cách nhân vật và chọn từ vựng thích hợp để thể hiện xuyên suốt cả bài nhạc.

Chọn cấu trúc bài: bạn muốn người nghe có cảm giác về bài hát ra sao? Cấu trúc bài giúp tạo một hiệu quả nhất định. Một trong ba cấu trúc chính nào sẽ diễn tả đạt nhất tình cãm bạn muốn truyền đạt ?(Ba loại cấu trúc chính là AB: phiên khúc [pk]/điệp khúc [đk]; AABA: pk/pk/đk/pk; và AAA: ba khúc nhạc giống nhau – hoctro). Chọn cấu trúc bài trước khi viết lời xuống. 

Sống trọn vẹn như nhân vật: Bạn có thật sự tin vào nhân vật và tình huống bạn đang viết không? Chỉ khi nào bạn thật sự tin, thì khán giả mới tin theo được.

Hiểu tâm lý khán giả: Mỗi loại nhạc đều có khán giả riêng. Các thể loại nhạc thời nay lại càng ngày càng khác biệt nhau. Hiểu và đồng quan điểm với loại khán giả bạn đang viết về – pop, hip-hop, rock, rap v.v.Chọn đúng thể loại nhạc để viết sẽ có tác dụng xâu xa đến từ vựng và phong cách của lời nhạc cũng như âm thanh của bài nhạc.

Kết luận
Vừa rồi là các điều phải ghi nhớ mỗi khi bạn viết lời nhạc. Thật nhiều thứ để nhớ, nhưng (hy vọng) bạn sẽ áp dụng hết chúng vào sáng tác bài hát của bạn, nếu không phải trong bài biên tập nháp đầu tiên, thì phải trong bài biên tập bạn sẽ đem trình làng. Đó mới là bản sẽ chứng tỏ bạn là một nhạc sĩ hay hay dở! (Vậy thì bạn cứ nên sửa đi sửa lại nhiều lần và chăm chú vào các điều trên bạn nhé. Chúc bạn thành công

Thương Mại Dịch Vụ tìm hiểu thêm :

>> Dịch vụ sáng tác nhạc chuyên nghiệp Tp HCM

Hoctro

Source: https://nhacchuong.net
Category: Bảng xếp hạng nhạc chuông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trả lời

Liên hệ với chúng tôi

Some text some message..
Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express,