“Người đàn ông Italia” hóa “Say tình”: câu chuyện về dịch và chế lời ca khúc nước ngoài :: Suy ngẫm & Tự vấn :: https://nhacchuong.net

Ca khúc là nơi gặp gỡ của âm nhạc và thi ca, là “bài” thơ được “hát” lên. Vì thế, trong ca khúc, phần lời, hay ca từ, quan trọng không kém gì, và trong một số trường hợp còn quan trọng hơn, phần nhạc. Thật khó hình dung những bài hát của Văn Cao, Trịnh Công Sơn, hay Jacques Brel, Bob Dylankhông có ca từ. Khi thay lời, bài hát trở thành một bài hát khác, cũng giống như khi một bài thơ được phổ nhạc theo hai cách, ta có hai bài hát khác nhau. Khi chúng ta nghe một bài hát, cảm nhận rất khác nhau khi chúng ta hiểu và không hiểu ý nghĩa ca từ. Do tầm quan trọng ca từ như vậy, khi tiếp xúc và giới thiệu ca khúc nước ngoài, người ta có hai xu hướng ngược nhau trong cách xử lý ca từ: một là dịch thật sát nghĩa, hai là phóng tác lời mới. Cả hai xu hướng đều có lịch sử lâu dài và kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại.

Dịch sát nghĩa và nhuần nhuyễn ca từ là công việc rất khó, khó hơn dịch thơ nhiều, bởi lẽ đó chính là dịch thơ trong điều kiện bó buộc của giai điệu và dấu thanh tiếng Việt. Dù vậy, rất nhiều ca khúc nổi tiếng của thế giới đã được dịch và Việt hóa ít nhiều thành công: Các ca khúc cách mạng như “Quốc tế ca”, “Bài ca tuổi thanh niên sôi nổi”…; các ca khúc trữ tình như “Đôi bờ”, “Chiều ngoại thành Moskva”, “Ôi mặt trời của tôi”… (ở Miền Bắc), “Aline”, “Đồng xanh”, “Những mùa nắng đẹp”… (ở Miền Nam). Có những bài hát được dịch đi dịch lại nhiều lần, như bài “Cachiusa” có hai phiên bản: “Đào vừa ra hoa…”“Dòng sông xưa rừng táo trắng hoa nở đôi bờ…” Tuy nhiên, cũng có những bản dịch làm hỏng tác phẩm, như trường hợp bài Chúc mừng năm mới mà tôi đã có dịp nói đến trong bài “Happy New Year, bài hát tiên tri của ABBA”. Ra đời năm 1979, bài hát của ABBA trĩu nặng lo âu về tương lai của nhân loại đang đứng bên bờ vực thảm hoạ diệt vong với chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, những cuộc đảo chính đẫm máu, những cuộc diệt chủng, và xa hơn là mối hiểm họa của một thế giới kỹ nghệ hóa đến mất hết tính người mà nhà văn Anh Aldous Leonard Huxley (1894-1963) mô tả trong cuốn Tân thế giới dũng cảm (Brave New World, 1932). Đây là một đoạn ca từ của bài hát: “Bây giờ em cảm thấy/ Rằng mọi giấc mơ ta từng có ngày nào/ Đều đã chết/ Chẳng còn gì ngoài xác hoa giấy trên sàn/ Một thập niên vừa chấm dứt/ Nào ai biết một thập niên tới đây/ Những điều gì sẽ đến…”Vậy mà trong nhiều năm qua, bài hát này vẫn được trình bày với lời Việt với những lời chúc khuôn sáo, vui vẻ, vừa không ăn nhập với nhạc, vừa hạ thấp tầm tư tưởng của tác giả.

Xu hướng phóng tác cũng phổ biến không kém, và không phải chỉ vì những khó khăn của công việc dịch thuật. Xu hướng này bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, với những bài hát Tây được lời Việt, gọi là «Bài ta điệu Tây». Đa số những bài hát này được dùng để hun đúc lòng yêu nước của nhân dân. Chẳng hạn, theo Phạm Duy, bài hát Frères Jacques (Frères Jacques/ Frères Jacques/Dormez vous/ Dormez vous/ Sonnez les matines/ Sonnez les matines) được hát thành : “Hời hợi đồng bào/ Hời hợi đồng bào/ Tỉnh dậy mau/ Tỉnh dậy mau/ Nước (ứ) ta đã mất rồi/ Nước (ứ) ta đã mất rồi/ Mau tỉnh mau!/ Mau tỉnh mau!”. Một ví dụ khác là bài Quốc ca Pháp (La Marseillaise), được chế thành một bài hát chống Pháp. Cũng theo Phạm Duy, đoạn điệp khúc (Aux armes, citoyens/ Formez vos bataillons/ Marchons, marchons !/ Qu’un sang impur abreuve nos sillons !» được hát thành: « Huyết khí ở đâu, người Nam!/ Để chúng múa gậy vườn hoang/ Đầu đen máu đỏ, khác chi thú cầm/ Ai ơi là giống Lạc Hồng… » Chính những « Bài ta điệu Tây »như vậy đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến nhạc phương Tây và sự hình thành nền tân nhạc Việt Nam.

Về sau, việc sáng tác lời Việt cho ca khúc nước ngoài chủ yếu được sử dụng như là phương tiện để chuyển tải tình cảm, tư tưởng và những thông điệp của người viết lời (nếu không kể « nhạc chế », được áp dụng với cả các bài hát Việt Nam). Nhiều bài hát, chẳng hạn bài dân ca Anh « Scarborough Fair » được Phạm Duy biến thành « Ôi ! Giàn thiên lý đã xa » và trở nên cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, mặc dù lời Việt khác hẳn lời Anh.

Thế nhưng, gần đây cách làm trang nghiêm này đang mất dần. Thay vào đó là những “ lời Việt ” dễ dãi, đa phần có chủ đề thất tình, với ngôn từ mòn sáo, thậm chí còn dung tục. Kết quả là, nhiều siêu phẩm của quốc tế bị biến thành một thứ thậm chí còn không bằng nhạc chế – bởi lẽ, người làm và hát “ nhạc chế ” ý thức rất rõ, rằng mọi người đều biết rõ ca từ thật của bài hát. Lời chế, vì thế, chỉ có mục tiêu đùa cợt hoặc phê phán một điều gì đó. Lời chế không những không hề làm tổn hại, mà trong nhiều trường hợp còn tôn vinh ca từ gốc – trải qua sự liên tưởng, so sánh và phổ cập ca từ gốc .

Một ví dụ về thứ “lời Việt” dễ dãi là bài “Say tình”, do Đàm Vĩnh Hưng trình bày, cũng đã khá nổi tiếng. Bản gốc là bài “L’Italiano”(Người đàn ông Italia) của Toto Cutugno.

Xin hãy đọc lời Việt :

Rót mãi những chén chua cay này
Lêu bêu như gã du ca buồn
Lang thang bước với nỗi đau
Với trái tim ta tật nguyền

Buồn nào đưa ta qua những nỗi đau thương này
Giọt nồng ta say cho quên đi đôi mắt u tình
Ánh mắt đắm đuối đôi môi đam mê đôi tay buông lơi
Em yêu đã giết ta trong một đêm quên mê buồn

Vì yêu em nên ta đã hóa ngây ngô rồi
Mỗi sáng, mỗi tối, ta điên, ta say với bóng men
Đã thế những nỗi đau thương chua cay đâu không ai hay
Khi em đã bước chân theo niềm vui kia đi rồi

Nào ngờ em quay lưng cho ta quá đau buồn
Giữa quãng đời làm người tình si quá mê dại
Ôm lòng vỡ nát …
Trút hết trong ly rượu nồng

Ðã trót đã lỡ yêu em rồi
Con tim ta lỡ trao em rồi
Ta say ta hát nghêu ngao lời tình si mê
Em có hay không nào …

Không hiểu tác giả sẽ choáng hay phì cười nếu nghe được phiên bản tiếng Việt. Bởi vì ca từ của ông, trong tiếng Italia, là một bài thơ tuyệt hay, vừa sinh động, chân thực, vừa thâm thúy. Tác giả của bài hát, Toto Cutugno, là nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Italia. Trước khi tự trình diễn những ca khúc của mình với tư cách là ca sĩ, Toto Cutugno đã nổi tiếng với tư cách là tác giả của hàng loạt ca khúc viết cho những danh ca như Joe Dassin ( ” L’été indien “, ” Et si tu n’existais pas “, ” Le Jardin du Luxembourg ” … ), Dalida ( ” Laissez moi danser ” ). Năm 1976, ông lần tiên phong tham gia Liên hoan âm nhạc Sanremo Gianh Giá và đoạt giải ba. Cũng tại liên hoan này, năm 1980 ông đoạt giải nhất ( với bài hát “ Solo noi ” – “ Chỉ có tất cả chúng ta ” ) và sau đó còn đoạt giải nhì sáu lần nữa, vào những năm 1984, 1987, 1988, 1989, 1990 và 2005 .

.

Bài hát “L’Italiano” được Toto Cutugno trình bày lần đầu tiên tại Sanremo 1983. Tuy chỉ xếp thứ năm, nhưng bài hát nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới và trở thành một bức chân dung âm nhạc đặc sắc của “một người đàn ông Italia đích thực”. Bài hát bắt đầu:

Hãy cho tôi hát
Tay cầm chiếc ghi-ta
Hãy cho tôi hát
Tôi là người Italia…

Đoạn tiếp theo là bức tranh sinh động, vừa chân thực vừa thâm thúy, của xã hội Italia vào thập niên 1980 :

Chào Italia, với món spaghetti chín tới
Và tổng thống là người du kích năm xưa
Tay phải khư khư chiếc radio xe hơi
Và trên cửa sổ một con chim bạch yến.

Món spaghetti thì ai cũng biết, chiếc radio xe hơi là hình tượng của lớp người thành đạt lúc bấy giờ, còn vị tổng thống là Sandro Pertini, tổng thống Italia nhiệm kỳ 1978 – 1985. Italia đã tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ trong hai thập niên 1950 – 1960, được gọi là quá trình thần kỳ về kinh tế tài chính, nhưng đến thập niên 1970 bị rơi vào thực trạng không ổn định. Vốn là du kích chống phát xít trong cuộc chiến tranh quốc tế thứ 2, Pertini khá thành công xuất sắc trong việc đoàn kết những những tầng lớp nhân dân và Phục hồi lòng tin so với cơ quan chính phủ. Pertini cũng là người nhất quyết chống những tệ nạn xã hội, đặc biệt quan trọng là tội phạm có tổ chức triển khai của mafia .Đoạn tiếp theo vẫn là diễn đạt, nhưng với đôi chút phê phán, giễu cợt. Vẫn là Italia của văn chương, thẩm mỹ và nghệ thuật, tình yêu, nhưng đang bị Mỹ hóa nhanh gọn, đồng thời lối sống thực dụng ngày càng làm lu mờ ảnh hưởng tác động của Nhà thờ :

Chào Italia, với những nghệ sĩ của người
Với những tấm áp phích có quá nhiều nước Mỹ
Với ca khúc, với tình yêu, với trái tim
Với đàn bà càng nhiều bà xơ càng ít
Chào Italia, chào Đức Mẹ Maria đôi mắt u sầu
Chào Chúa Trời
Người biết rằng tôi cũng đang hiện diện.

Trong lời hai, hiện lên bức chân dung đời thường của một người đàn ông Italia nổi bật : lịch sự, chải chuốt ( với áo vét sọc xanh và kem cạo râu mùi bạc hà ), mê thể thao và bộn bề ( những pha bóng đá quay lại vì không kịp xem trực tiếp ngày Chủ nhật ), và tràn trề lòng yêu nước ( với lá cờ trong máy giặt ) :

Chào Italia không hề biết sợ
Với kem cạo râu thoảng mùi bạc hà
Với bộ áo vét sọc xanh
Và những pha bóng Chủ nhật TV quay lại

Chào Italia, với cà phê đậm đặc
Với đôi tất mới trong ngăn kéo trên cùng
Với lá cờ trong máy giặt khô
Và chiếc Fiat 600 cũ kỹ.

Nhưng bức chân dung đời thường ấy vẫn gắn chặt với đời sống chung của một quốc gia đã từng thịnh vượng nhưng đang trong lúc khó khăn vất vả – giống như chiếc Fiat 600, từng là hình tượng của công nghiệp Italia thời hoàng kim những năm 1950 – 1960, giờ đã trở nên cũ kỹ, lạc mốt. Tuy vậy, người nhạc sĩ vẫn ngẩng cao đầu đầy tự tôn trong đoạn điệp khúc :

Hãy cho tôi hát
Tay cầm chiêc ghi-ta
Hãy cho tôi hát
Một bài hát nhẹ nhàng, điềm tĩnh

Hãy cho tôi hát
Bởi vì tôi tự hào
Là một người đàn ông Italia
Một người đàn ông Italia đích thực.

Vậy mà “Người đàn ông Italia đích thực”, lịch lãm và kiêu hãnh ấy đã hóa thành một gã “Say tình” bệ rạc, bước “lêu bêu”, “lang thang” với “trái tim tật nguyền”. Tôi không biết tác giả “lời Việt” có xin phép Toto Cutugno hay không. Nếu không, tác giả có thể kiện. Nhưng xin hãy để vấn đề pháp lý sang một bên. Theo tôi, người chịu thiệt thòi nhất chính là người nghe. Bởi lẽ, anh/chị ta không biết được rằng bài hát của Toto Cutugno hay biết chừng nào. Thêm nữa, “Say tình”, cùng vô số những bài hát với ca từ tầm thường, sáo rỗng và dễ dãi tương tự, sẽ làm xói mòn thẩm mỹ của người nghe, nhất là người nghe trẻ tuổi.

Tại sao người ta lại có thể viết một “lời Việt” như vậy cho bài hát tuyệt hay kia? Vấn đề không phải là ngoại ngữ. Nếu không biết ngoại ngữ, người ta có thể nhờ dịch. Vấn đề là sự cẩu thả, dễ dãi và thiếu chuyên nghiệp của người dịch/viết lời, của ca sĩ và có lẽ phải nói là cả người nghe nữa.

Cuối cùng, vì đã biết ca từ gốc, các bạn có thể coi “Say tình”là một bản “nhạc chế”. Với tư cách ấy, nó có lý do để tồn tại và có ích. Hãy hát “Say tình” để chế giễu những gã say rượu. Hãy hát và luôn nhớ rằng đó “nhạc chế” của một bài hát tuyệt hay, bài “Người đàn ông Italia”.

( Tháng 12/2013 )

Source: https://nhacchuong.net
Category: Bảng xếp hạng nhạc chuông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trả lời

Liên hệ với chúng tôi

Some text some message..
Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com