Bài thơ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa… (Nguyễn Duy – Nguyễn Duy Nhuệ)

Thế là một mùa thu, một mùa Vu Lan nữa lại về. Nhớ mẹ, đó là nỗi nhớ đằng đẵng, khôn nguôi, nhất là đối với những người đã và đang đi vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” như chúng tôi bây giờ. Ta vẫn như thấy đâu đây thấp thoáng bóng mẹ ta đi về cùng năm tháng. Từ ngàn xưa, đã có biết bao nhiêu bài thơ viết về Mẹ, nhưng nhân mùa Vu Lan này, xin giới thiệu đến mọi người, bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của nhà thơ Nguyễn Duy. Đây cũng là bài thơ đã neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà hình như mỗi chúng ta ai cũng đều thấy bóng dáng người mẹ thân yêu của chính mình, trong những vần thơ – ca dao của Nguyễn Duy.

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa chính là nỗi nhớ cảm động của người con về mẹ. Trong một lần tiếp chuyện Nguyễn Duy ở Đà Lạt, nhà thơ đã giãi bày với chúng tôi: “Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về mẹ trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó… Những đêm hè trời trong, gió mát bà tôi thường trải chiếu cói trên mặt đê sông Mã, cùng các cháu nằm ngắm trăng, kể chuyện “Hằng Nga”, chuyện “Thằng Cuội” hoặc là đếm “một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…”

Tiêu đề và câu kết của bài thơ chính là một trong những câu ca dao nổi tiếng về mẹ của ông cha ta, có từ ngàn xưa. Đây có lẽ cũng chính là mạch nguồn vô tận chảy suốt bài thơ. Bài thơ được mở đầu bằng những tâm tình xót xa đến khôn nguôi, giữa bầu không khí đầy tâm linh thành kính:

Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết bàn
Chân nhang lấm láp, tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

Trong đêm, hình bóng mẹ theo khói nhang hiện về trong hồi ức đầy thông cảm. Mẹ đã đi xa, nhưng “chân nhang lấm láp” và “xăm xăm bóng mẹ” đã đưa ta đến với mẹ. Và quả thật, “mẹ ta” đã hiện về, rõ ràng trong nỗi “bần thần” khó tả của một đời nghèo khó:

Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí, tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi này, Nguyễn Duy đã nói lên tất cả. Đã đưa ta về với người mẹ nghèo khó, bần hàn. Mẹ ta “không có yếm đào”, “không nón quai thao” và cũng chẳng có áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, mà hiện lên trong đó chỉ là một người mẹ nông thôn, bình dị, chân lấm, tay bùn cả đời gieo neo, vất vả. Chính việc sử dụng tài tình các từ láy “bần thần”, “lấm láp”, “xa xăm”, “rối ren” trong những câu thơ này càng tô đậm thêm cuộc sống lam lũ của mẹ, nhưng đó cũng là thủ pháp để tôn vinh đấng sinh thành cao cả. Lời thơ dung dị, gần gũi với mọi người:

Cái cò… sung chát… đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Kỷ niệm về mẹ dồn nén để rồi cứ thế ùa vào tâm tưởng mỗi người con. Ta nhớ tới mẹ mình, không chỉ ở những lời ru mộc mạc, chân tình mà còn ở những món quà quê giản dị – đó là những “trái hồng”, “trái bưởi”, là những đêm “Mẹ ra trải chiếu, ta nằm đếm sao” và “Bờ ao đom đóm chập chờn”… Những hồi ức này khiến mỗi chúng ta như thấy một góc nhỏ của tuổi thơ mình đang hiện hữu trong những câu lục – bát tài hoa của nhà thơ.

Sợi chỉ xuyên suốt bài thơ và là nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lời ru của mẹ. Lời ru ấy không chỉ đưa ta vào giấc ngủ khi còn ấu thơ, mà nó còn theo ta đi trọn cuộc đời:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.

Và rồi nhà thơ đã nói lên sự lo lắng về hát ru đã và đang ngày một biến mất trong đời sống ngày nay:

Bà ru mẹ… mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?

Quả thật sự lo lắng của nhà thơ là hoàn toàn có cơ sở. Ngày nay, tiếng hát ru con hầu như không còn được các bà mẹ trẻ sử dụng. “Bà ru mẹ… mẹ ru con” tưởng như là một quy luật muôn đời, bất biến, một nét đẹp văn hoá từ ngàn xưa của dân tộc, đáng trân trọng, giữ gìn và phát huy thì đang dần bị lãng quên, mai một!?

Thơ Nguyễn Duy mộc mạc, đằm thắm và thấm đậm chất trữ tình nhưng vẫn mang tính triết luận như là một tổng kết cuộc đời:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

Ở đây, ta bắt gặp sự đồng điệu của Nguyễn Duy với Chế Lan Viên, dù phong cách viết giữa hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Sự đồng điệu ấy thể hiện ở câu thơ của Chế Lan Viên:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con…

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa là một dòng hồi ức tuyệt đẹp về người mẹ. Nhân mùa Vu Lan về, lại càng nhớ mẹ nhiều hơn, càng cám ơn nhà thơ đã cho ta những câu thơ – ca dao đẹp về mẹ. Điều đó càng nhắc nhở chúng ta: những ai còn mẹ càng phải biết trân trọng hơn đức sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Những ai mẹ đã khuất lại càng thấy xao xuyến, nhớ mẹ tha thiết như lời ru êm dịu của những câu thơ lục bát tài hoa mà Nguyễn Duy đã sáng tạo.

Có thể khẳng định, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa là một trong những bài thơ hay nhất viết về mẹ. Hay bởi đó là tình cảm chân tình từ đáy lòng nhà thơ khi nhớ với người mẹ thân yêu của mình. Hay còn bởi đó là giá trị nhân văn, là truyền thống dân gian từ ngàn đời nay, hơn nữa nó không chỉ là một giọng thơ dịu dàng, đằm thắm, mà còn triết lý nhân văn của tình mẫu tử. Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng tâm sự: “văn chương thời nào cũng cần đụng đến kinh mạch của xã hội, nếu không được như vậy thì nó chỉ là thú kể chuyện vặt qua ngày… Để có văn thật đã khó, được người đời chấp nhận lại càng khó hơn. Làm văn chương thật là phải rũ gan ruột mình ra”. Phải chăng, nhờ vậy mà bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa sẽ sống mãi cùng năm tháng, sống mãi trong lòng mỗi người yêu thơ đất Việt.

Hoàng Kim Ngọc

tửu tận tình do tại

Trong đêm, hình bóng mẹ theo khói nhang hiện về trong hồi ức đầy thông cảm. Mẹ đã đi xa, nhưng “ chân nhang lấm láp ” và “ xăm xăm bóng mẹ ” đã đưa ta đến với mẹ. Và quả thật, “ mẹ ta ” đã hiện về, rõ ràng trong nỗi “ bần thần ” khó tả của một đời nghèo khó : Chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi này, Nguyễn Duy đã nói lên toàn bộ. Đã đưa ta về với người mẹ nghèo khó, bần hàn. Mẹ ta “ không có yếm đào ”, “ không nón quai thao ” và cũng chẳng có áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, mà hiện lên trong đó chỉ là một người mẹ nông thôn, bình dị, chân lấm, tay bùn cả đời gieo neo, khó khăn vất vả. Chính việc sử dụng tài tình những từ láy “ bần thần ”, “ lấm láp ”, “ xa xăm ”, “ rối ren ” trong những câu thơ này càng tô đậm thêm đời sống lam lũ của mẹ, nhưng đó cũng là thủ pháp để tôn vinh đấng sinh thành cao quý. Lời thơ dung dị, thân thiện với mọi người : Kỷ niệm về mẹ dồn nén để rồi cứ thế ùa vào tâm tưởng mỗi người con. Ta nhớ tới mẹ mình, không riêng gì ở những lời ru mộc mạc, chân tình mà còn ở những món quà quê giản dị và đơn giản – đó là những “ trái hồng ”, “ trái bưởi ”, là những đêm “ Mẹ ra trải chiếu, ta nằm đếm sao ” và “ Bờ ao đom đóm chập chờn ” … Những hồi ức này khiến mỗi tất cả chúng ta như thấy một góc nhỏ của tuổi thơ mình đang hiện hữu trong những câu lục – bát tài hoa của nhà thơ. Sợi chỉ xuyên suốt bài thơ và là nguồn cảm hứng chủ yếu của bài thơ là lời ru của mẹ. Lời ru ấy không chỉ đưa ta vào giấc ngủ khi còn ấu thơ, mà nó còn theo ta đi trọn cuộc sống : Và rồi nhà thơ đã nói lên sự lo ngại về hát ru đã và đang ngày một biến mất trong đời sống thời nay : Quả thật sự lo ngại của nhà thơ là trọn vẹn có cơ sở. Ngày nay, tiếng hát ru con phần nhiều không còn được những bà mẹ trẻ sử dụng. “ Bà ru mẹ … mẹ ru con ” tưởng như thể một quy luật muôn đời, không bao giờ thay đổi, một nét đẹp văn hoá từ ngàn xưa của dân tộc bản địa, đáng trân trọng, giữ gìn và phát huy thì đang dần bị quên béng, mai một ! ? Thơ Nguyễn Duy mộc mạc, đằm thắm và thấm đậm chất trữ tình nhưng vẫn mang tính triết luận như thể một tổng kết cuộc sống : Ở đây, ta phát hiện sự đồng điệu của Nguyễn Duy với Chế Lan Viên, dù phong thái viết giữa hai nhà thơ trọn vẹn khác nhau. Sự đồng điệu ấy biểu lộ ở câu thơ của Chế Lan Viên : là một dòng hồi ức tuyệt đẹp về người mẹ. Nhân mùa Vu Lan về, lại càng nhớ mẹ nhiều hơn, càng cám ơn nhà thơ đã cho ta những câu thơ – ca dao đẹp về mẹ. Điều đó càng nhắc nhở tất cả chúng ta : những ai còn mẹ càng phải biết trân trọng hơn đức sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Những ai mẹ đã khuất lại càng thấy xao xuyến, nhớ mẹ tha thiết như lời ru êm dịu của những câu thơ lục bát tài hoa mà Nguyễn Duy đã phát minh sáng tạo. Có thể khẳng định chắc chắn, là một trong những bài thơ hay nhất viết về mẹ. Hay bởi đó là tình cảm chân tình từ đáy lòng nhà thơ khi nhớ với người mẹ thân yêu của mình. Hay còn bởi đó là giá trị nhân văn, là truyền thống cuội nguồn dân gian từ ngàn đời nay, hơn thế nữa nó không chỉ là một giọng thơ êm ả dịu dàng, đằm thắm, mà còn triết lý nhân văn của tình mẫu tử. Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng tâm sự : “ văn chương thời nào cũng cần đụng đến kinh mạch của xã hội, nếu không được như vậy thì nó chỉ là thú kể chuyện vặt qua ngày … Để có văn thật đã khó, được người đời đồng ý lại càng khó hơn. Làm văn chương thật là phải rũ gan ruột mình ra ”. Phải chăng, nhờ vậy mà bài thơsẽ sống mãi cùng năm tháng, sống mãi trong lòng mỗi tình nhân thơ đất Việt .

Source: https://nhacchuong.net
Category: Bảng xếp hạng nhạc chuông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trả lời

Liên hệ với chúng tôi

Some text some message..
Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express,