Lệ Thu – Wikipedia tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Hồ Lệ Thu

Cecilia Bùi Thị Oanh (16 tháng 7 năm 1943 − 15 tháng 1 năm 2021)[a], thường được biết đến với nghệ danh Lệ Thu là một danh ca nổi tiếng, một trong những giọng ca lớn nhất của nhạc đại chúng, nhạc trữ tình nền tân nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Lệ Thu tuy không gắn với một nhạc sĩ nào, nhưng bà là người trình bày rất thành công nhiều ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Trường Sa… cũng như nhiều nhạc phẩm tiền chiến và tình khúc 1954–1975 khác. Trước 1975, giọng hát Lệ Thu còn được gọi là “Giọng hát vàng mười” hoặc “Giọng ca vàng ròng”.[1]

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa|sửa mã nguồn]

Lệ Thu nguyên danh là Bùi Thị Oanh, thánh danh Cecilia, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tám người con nhưng bảy người con đầu đều qua đời vào năm lên ba tuổi, vì thế Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ bà là người vợ thứ hai; vì những khó khăn do người vợ cả gây cho nên năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào Nam Kỳ sinh sống.[2]

Năm 1959, trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers (Tân Định, Quận 1), trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu. Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết: “Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu”. Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau bà quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.

Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời tiếng Pháp và tiếng Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie en rose, La mer, A Certain Smile, Love Is a Many-Splendored Thing… Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người tên Sơn vốn đi học ở Pháp về.

Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của những vũ trường lớn ở TP HCM. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với những vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm bà còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc sống đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970, Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị đánh bom hơn một năm sau .Lệ Thu tham gia những chương trình ca nhạc trên những đài phát thanh TP HCM, Quân đội và Mẹ Nước Ta, đồng thời thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thanh Thúy ( ca sĩ sinh 1943 ), Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Hồ Chí Minh cho tới trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau cuộc hôn nhân gia đình đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển .

Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 bà đã tới phi trường, bước chân đến máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn kịch Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.

Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, Malaysia, sau đó sang Hoa Kỳ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên giới và sum vầy với Lệ Thu tại miền Nam California .

Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do nhạc sĩ Nam Lộc tổ chức tại Beverly Hills. Sau đó bà cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim’s. Năm 1981, Lệ Thu thực hiện băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của bà.

Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley, California. Ngày 22 tháng 6 năm 2007, Lệ Thu tham gia chương trình đêm nhạc Trịnh Rơi lệ ru người theo ý tưởng của cháu gái Trịnh Công Sơn là Tib Hoàng, cùng với các ca sĩ Việt Nam như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Cẩm Vân, Thu Minh, Nguyên Thảo và đạo diễn Phạm Hoàng Nam. Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Lệ Thu trở lại thăm Houston sau 3 năm và cùng giọng ngâm Bạch Hạc tổ chức đêm nhạc thính phòng theo yêu cầu của khán thính giả ái mộ tại địa phương. Tại Việt Nam, Hãng phim Phương Nam có phát hành một số CD tiếng hát Lệ Thu.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Lệ Thu nhập viện cấp cứu vì COVID-19. [ 3 ] Đến 19 h ngày 15 tháng 1 năm 2021 ( giờ California, Hoa Kỳ ), bà qua đời. [ 4 ]Trần Thị Cẩm Tú – con gái đầu của danh ca Lệ Thu qua đời hôm 22/3 sau thời hạn chống chọi với ung thư. Gia đình cho biết vào cuối năm 2020, bệnh bà trở nặng, bác sĩ nhận định và đánh giá thời hạn sống không còn dài. Hưởng thọ 62 tuổi. [ 5 ]

Băng nhạc, CD Lệ Thu[sửa|sửa mã nguồn]

  1. Tiếng hát Lệ Thu 1 Nước Mắt Mùa Thu, 1971
  2. Tiếng hát Lệ Thu 2 Tứ Quý – với Khánh Ly, Duy Trác và Tuấn Ngọc, 1971
  3. Tiếng hát Lệ Thu 3 Đợi chờ, 1972
  4. Mây Hồng số 1, Khánh Ly và Lệ Thu với các tác phẩm của Y Vân
  5. Lệ Thu Jo Marcel
  6. Sơn Ca số 9, 1974
  7. Hát trên đường tử sinh, Sóng Nhạc thực hiện 1981
  8. Những tình khúc biệt ly, Thúy Nga thực hiện 1981
  9. Thu hát cho người, 1983
  10. Đường em đi (băng nhạc) – Em lễ chùa này (CD), Thanh Lan thực hiện 1985
  11. Lời buồn thánh (băng nhạc) – Tình (CD)
  12. Thuyền viễn xứ (băng nhạc) – Về miền trung (CD), Giáng Ngọc 1988
  13. Dạ khúc cho tình nhân (băng nhạc)1988 – Khúc tango sầu (CD), Giáng Ngọc 1995
  14. Tưởng niệm, Lệ Thu 1990
  15. Nước mắt mùa thu, 1992
  16. Dạ khúc (băng nhạc) – Mối tình xa xưa (CD), Lệ Thu 1996
  17. Lặng nhìn ta thôi – Tình khúc Diệu Hương, Lệ Thu 1999
  18. Như một tác phẩm để đời 1 và 2, Lệ Thu 2001
  19. Những tình khúc bất hủ, Ca Dao 2002
  20. Như một tác phẩm để đời 3 và 4, Lệ Thu 2004
  21. Những nụ mầm mới – Tình ca Trịnh Công Sơn, Lệ Thu 2006
  22. Cuối trời mây trắng bay – Tình ca, Lệ Thu 2006
  23. Mùa thu cho em – Tình ca, Phương Nam 2008
  24. Đường Xưa – Tình ca, Phương Nam 2009
  • Thâu đĩa 45 vòng cho các hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Capitols.
  • Thâu băng cho các chương trình Shotguns, Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương, Diễm Ca, Nhã Ca, Thương Ca, Việt Nam, Cỏ May-Duy Khánh, Sơn Ca-Continental-Premier, Nhạc Trẻ, Song Ngọc, Siêu Âm, Bảo Thu, Anh Việt Thu, Trần Ngọc Đức, Jo Marcel, Mây Hồng.

Cùng các ca sĩ khác:

  1. Tứ quý – với Khánh Ly, Duy Quang và Sĩ Phú, Nguyễn Tất Nhiên 1984
  2. Tứ quý nỗi niềm – với Khánh Ly, Ngọc Minh và Ngọc Lan, Ngọc Minh 1990
  3. Tứ quý 1 – với Khánh Ly, Hương Lan và Kim Anh, Thanh Lan 1991
  4. Như cánh vạc bay – với Khánh Ly, Làng Văn 1986
  5. Bài tình ca mùa đông – Với Sĩ Phú, Thanh Hoàng, Làng Văn 1987
  6. Một thoáng hương xưa – Với Tuấn Ngọc, Làng Văn 1988
  7. Tình không biên giới – Với Khánh Ly, Sĩ Phú, Thanh Lan 1986
  8. Đêm hạ hồng – Với Khánh Ly, Thanh Phong 1988

Trình diễn trên sân khấu tại hải ngoại[sửa|sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga[sửa|sửa mã nguồn]

Chương trình Paris By Night[sửa|sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Thung lũng chim bay (Việt Dzũng) đơn ca Paris By Night 4 1987
2 Rồi mai tôi sẽ đưa em về nhà (Phạm Duy) đơn ca Mùa xuân nào ta về 1992
3 Thuyền viễn xứ (Phạm Duy, Hà Huyền Chi) đơn ca Paris By Night 30 1995
4 Chiếc lá cuối cùng (Tuấn Khanh) đơn ca Paris By Night 64 2002
5 Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa) đơn ca Paris By Night 70 2003
6 Nước mắt mùa thu (Phạm Duy) đơn ca Paris By Night 72 2004
7 Mái tóc dạ hương (Nguyễn Hiền) đơn ca Paris By Night 74 2004
8 Hải ngoại thương ca (Nguyễn Văn Đông) đơn ca Paris By Night 77 2005
9 Lời Cảm ơn (Ngô Thụy Miên, Hạ Đỏ Bích Phượng) Khánh Ly, Hoàng Oanh, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Bằng Kiều, Thu Phương, Lưu Bích, Nguyễn Hưng, Thủy Tiên, Bảo Hân, Lương Tùng Quang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Quang Lê, Như Loan, Loan Châu, Tâm Đoan, Hồ Lệ Thu, Vân Quỳnh, Dương Triệu Vũ Paris By Night 77 2005
10 Chiều tím (Đan Thọ, Đinh Hùng) đơn ca Paris By Night 81 2006

Thúy Nga Music Box

[sửa|sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Trăng Sơn Cước (Văn Phụng, Văn Khôi) Phương Hồng Quế, Trần Thái Hòa Thúy Nga Music Box #26 2021
2 Xin Còn Gọi Tên Nhau (Trường Sa) đơn ca
3 Chiều Tím (Đan Thọ, thơ: Đinh Hùng) đơn ca
4 Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội (Phạm Đình Chương, thơ: Hoàng Anh Tuấn) Phương Hồng Quế, Trần Thái Hòa

Trung tâm Asia[sửa|sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Thuyền Viễn Xứ (thơ: Huyền Chi, nhạc: Phạm Duy) đơn ca SBTN VOICE Đêm Chung Kết 2019
2 Bản Tình Cuối (Ngô Thụy Miên) đơn ca Những Ngày Xưa Thân Ái 2021

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://nhacchuong.net
Category: Bảng xếp hạng nhạc chuông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trả lời

Liên hệ với chúng tôi

Some text some message..
Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express,